Xuất nhập khẩu hàng chính ngạch hay tiểu ngạch và nhưng câu hỏi chẳng hạng như “Anh tư vấn cho em làm xuất nhập khẩu hàng chính ngạch nha, đi tiểu ngạch nghe có vẻ không được đường đường chính chính quá”… Đây là những suy nghĩ còn chưa chính xác của quý khách.
⁇ Vậy để có cái nhìn chính xác hơn về xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch, hay để biết được quy trình xuất khẩu hàng đi Lào và Campuchia tại Việt Nam, xin quý khách vui lòng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Xuất nhập khẩu hàng chính ngạch
➣ Là một hình thức thương mại, buôn bán vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Lào và Campuchia mang tính quốc tế.
➣ Mang tính chất thông thương với các nước có đường biên giới sát Việt Nam như Lào và Campuchia.
➣ Các công ty, doanh nghiệp của Việt Nam ký kết những hợp đồng mua bán quốc tế theo Hiệp định đã được ký kết (hoặc cam kết) giữa các quốc gia với nhau.
➣ Trước khi thông quan hàng hóa tại cửa khẩu, quý khách phải đóng thuế và chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn.
Các loại giấy tờ cần thiết đối với xuất nhập khẩu chính ngạch
Đầu xuất khẩu
👉 Giấy đăng ký kinh doanh, và giấy phép xuất khẩu.
👉 C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ.
👉 Commercial Invoice – Hóa đơn thương mại.
👉 Giấy phép xuất khẩu đối với các loại hàng yêu cầu có giấy phép.
👉 Packing list – Bảng danh sách hàng hóa chi tiết.
👉 CH (chứng nhận vệ sinh) và Inspection Certificate (giấy kiểm định hàng hóa) nếu có.
👉 Tờ khai hải quan xuất khẩu.
👉 Hợp đồng (bản sao y).
👉 L/C ( bản sao y) nếu có.
👉 Bảo hiểm (bản chính).
Đầu nhập khẩu
👉 Giấy phép nhập khẩu hoặc Quota nhập khẩu.
👉 Bộ tờ khai hải quan (mua tại hải quan).
👉 Commercial Invoice.
👉 Packing list.
👉 Hợp đồng thương mại.
👉 L/C – Thư tín dụng.
👉 C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ.
👉 Bảo hiểm hàng hóa.
👉 B/L – Vận tải đơn.
👉 Lệnh giao hàng.
👉 Giấy giới thiệu.
Ưu điểm và nhược điểm trong hình thức chính ngạch
Lợi ích
✔ Giá trị nhập khẩu không giới hạn.
✔ Hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, đầy đủ giấy tờ, hóa đơn chứng từ phù hợp với quy định của pháp luật, hạn chế rủi ro bị thu giữ bởi cơ quan quản lý thị trường.
✔ Dịch vụ ship hàng có tính ổn định cao, quyền lợi được đảm bảo bằng hợp đồng thương mại khi có tranh chấp phát sinh.
✔ Đầy đủ chứng từ để bổ sung hồ sơ cho doanh nghiệp được hưởng các quyền lợi (nếu có).
Hạn chế
✕ Quy trình xuất nhập khẩu và vận chuyển nhiều công đoạn, chuẩn bị nhiều hồ sơ giấy tờ, dễ phát sinh chi phí trong quá trình xuất và nhập hàng hóa.
✕ Chỉ áp dụng cho doanh nghiệp, công ty, hoặc tổ chức.
✕ Nếu cá nhân sẽ phải nhờ một đơn vị dịch vụ vận tải có chức năng thương mại đứng ra ủy thác để xuất và nhập đơn hàng cho bạn và đơn vị chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn phần này.
Xuất nhập khẩu hàng tiểu ngạch
✎ Là hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa cá nhân giữa hai nước có đường biên giới liền kề nhau.
✎ Các mặt hàng thường buôn bán qua đường tiểu ngạch thường với số lượng vừa và nhỏ.
✎ Vẫn phải đóng thuế theo cách nào đó và chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn như hình thức chính ngạch.
✎ Với hình thức này, không cần phải có giấy tờ đầy đủ như trong hình thức chính ngạch
Lợi ích
Dịch vụ dễ sử dụng, nhanh chóng tiện lợi, thủ tục đơn giản, không phát sinh chi phí gì thêm ngoài báo giá.
Hạn chế
Giá cước sẽ có chênh lệch so với hình thức chính ngạch bên trên đối với một số loại hàng hóa cháy nổ, độc hại.
Ngoài ra! Nếu bạn đọc đến đây vẫn chưa hiểu rõ thì bạn hãy gọi ngay cho Chành xe Hải Đăng.
Các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam, Lào và Campuchia
Cửa khẩu Việt Nam, Lào
⛳ Na Mèo (Thanh Hoá) = Nậm Xôi (Hủa Phăn).
⛳ Nậm Cắn (Nghệ An) = Nậm Cắn (Xiêng Khoảng).
⛳ Cầu Treo (Hà Tĩnh) = Nậm Phao (Bolikhamxay).
⛳ Cha Lo (Quảng Bình) = Na Phàu (Kham Mouane).
⛳ Lao Bảo (Quảng Trị) = Đen Sa vẳn (Savannakheth).
⛳ Tây Trang (Điện Biên) = Sốp Hùn (Phong Salỳ).
⛳ Chiềng Khương (Sơn La) = Bản Đán (Hủa Phăn).
⛳ Lóng Sập (Sơn La) = Pa Háng (Hủa Phăn).
⛳ La Lay (Quảng Trị) = La Lay (Salavan).
⛳ Bờ Y (Kon Tum)) = Phu Cưa (Attapư).
⛳ Tén Tần (Thanh Hoá) = Sổm Vẳng (Hủa Phăn).
⛳ Thanh Thuỷ (Nghệ An) = Nậm On (Bolikhamxay).
⛳ Hồng Vân (Thừa Thiên Huế) = Cô Tai (Salavan).
⛳ Nam Giang (Quảng Nam) = Đắc Tà Osooc (Sê Kông).
Cửa khẩu Việt, Campuchia
⛳ Xa mát (Tây Ninh) – Trapang Thlong Border Check Point.
⛳ Mộc Bài (Tây Ninh) – Bavet (Krong Bavet, Campuchia).
Vậy khái quát xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch là như thế, nếu như còn vấn đề chưa hiểu xin quý khách vui lòng liên hệ công ty vận tải quốc tế Chành xe Hải Đăng với thông tin bên dưới. xin chân thành cảm ơn
Vận chuyển hàng đi Campuchia tại Sài Gòn
Nhà xe vận chuyển hàng đi Viêng Chăn tại HCM
Nhà xe gửi hàng đi Viêng Chăn tại Sài Gòn
Gửi hàng hóa đi sang Lào uy tín
Công ty vận chuyển hàng đi Viêng Chăn tại Sài Gòn